Mẹo đi giày cao gót không bị đau chân

Với các nàng, đôi giày cao gót chẳng khác gì bảo bối. Nó vừa giúp cho thân hình của bạn thêm phần cao ráo, đôi chân thon gọn hơn và nổi bật nhất vẫn là những đôi giày cao gót sexy là một phụ kiện thời trang không thể thiếu của phải đẹp. Nó giúp tôn lên những đường cong nữ tính, khiến cho thân hình người phụ nữ càng trở nên nóng bỏng và khêu gợi hơn bao giờ hết.
Thế nhưng, có một vấn đề là giày cao gót có độ nâng khá lớn nên khi đi chúng ta thường bị đau chân, mỏi chân.  Vậy, làm cách nào để khắc phục vấn đề đó, sau đây sẽ là những mẹo đi giày cao gót không bị đau chân:

1.Chọn giày chuẩn với kích thước chân
Đo chính xác kích thước đôi chân của bạn. Bạn cho rằng điều này thật thừa thãi vì bạn biết rất rõ giày của mình? Nhưng sự thật là chỉ cần một đôi giày lớn hoặc nhỏ hơn ½ đơn vị cũng đủ khiến bạn cảm thấy thật mệt mỏi và đau đớn. Vì vậy, hãy đến các tiệm giày chuyên nghiệp hoặc dùng thước đo chuyên dụng để đo chính xác giày của bạn, và hãy ghi nhớ tất cả những đôi giày trong bộ sưu tập của bạn đều phải đúng với này.
2.Chú ý đến bề rộng
Chú ý đến bề rộng của bàn chân khi lựa chọn giày cao gót. Bất kỳ ai đã từng sử dụng qua một đôi giày cao gót bị mòn hoặc giãn cũng có thể hiểu được cảm giác đau rất khác biệt so với lúc ban đầu. Vì vậy, hãy chọn một đôi giày cao gót vừa đủ rộng để mang đến cho bạn cảm giác thoải mái.
3.Miếng lót chèn gel
Trong trường hợp bạn phải di chuyển nhiều, bạn nên nhờ đến miếng lót. Việc này sẽ làm giảm đáng kể cảm giác đau của bạn khi phải di chuyển nhiều trên đôi giày cao gót. Hãy lựa chọn và thử những miếng lót khác nhau để tìm được loại mang đến cho bạn cảm giác thoải mái nhất.
Với đôi giày đúng phong cách mới mua, cho dù vừa chân đi nữa, bạn cũng không nên mang nó trong liền 8 tiếng. Chỉ nên đi thử mỗi ngày 1-2 tiếng thăm dò. Bạn nên mang theo vài miếng urgo để dán vào những điểm bị cọ sát, tránh bị phồng rộp, chai chân.
Nếu điểm mặt sau gót chân bị giày da ép, bạn làm ẩm miếng xà phòng bánh, rồi xoa vào lòng trong giày, chính vào điểm sẽ tiếp xúc với phần gót bị kích. Có thể dùng nến mài vào cũng được
4.Làm mềm giày
Nếu đôi giày của bạn bị chật hoặc chất liệu giày cứng khiến gót sau của chân bị chà sát đau nhức, bạn có thể sử dụng cách dưới đây để làm mềm giày.
bạn có thể dùng rượu trắng, hoặc cồn nguyên chất càng tốt. Lấy bông tẩm cồn xoa vào khắp lòng trong của giày, da giày thời trang mềm đi, cồn sẽ bốc hơi nhanh và bạn có thể xỏ chân, đã mang tất, vớ loại dày, để đi luôn.
Cồn nguyên chất có tác dụng đặc biệt làm giãn da. Nếu chỉ có một hai điểm bị kích thì bạn chỉ cần xoa cồn vào trúng điểm tiếp xúc trong lòng giày.
Có thể dùng nước thay thế cồn nếu kích nhẹ vì nước cũng làm nở da. Nhưng đừng không xoa cồn lên mặt ngoài giày thời trang, sẽ gây phai màu, biến dạng dáng giày da.
Một số quy tắc khi mang giày cao gót để tránh đau chân:
– Giày gót bằng sẽ đỡ đau hơn giày gót nhọn.
– Đế giày dày sẽ đỡ đau hơn đế giày mỏng
– Giày mũi tròn đỡ đau hơn giầy mũi nhọn.
– Đi giày đúng size chân.
– Sử dụng miếng lót chân bằng silicon để giữ chân bạn không bị trượt về trước bảo vệ các ngón chân trước sự ma xát.
Làm thế nào để chữa đau chân do đi giầy cao gót?
– Sau khi đi giầy cao suốt cả ngày dài, khi về nhà bạn nên đi chân trần hoặc đi những đôi dép mềm. Dành thời gian để massage toàn bộ lòng bàn chân, các ngón chân và bắp chân để máu lưu thông tốt hơn.
– Ngâm chân vào nước nóng. Bạn nên cho thêm một vài giọt tinh dầu hoặc muối khoáng vào nước rồi chân ngâm trong nước trong ít nhất 20 phút. Nước ấm sẽ giúp các mạch máu giãn ra và làm cho máu lưu thông tới chân dễ dàng hơn.
– Sử dụng một quả bóng tennis và đặt bàn chân của bạn trên nó. Sau đó nhẹ nhàng đẩy bóng khắp lòng bàn chân. Hành động này sẽ xoa bóp lòng bàn chân và giúp giảm đau đáng kể.
– Nâng cao chân để máu được phân bố đều trên toàn bộ chân và bàn chân. Để làm điều này, bạn đặt 2-3 chiếc gối cứng trên một bề mặt phẳng, sau đó nằm xuống và đặt chân trên gối.
– Xoa bóp bàn chân với dầu mù tạt ấm cũng được biết đến như một phương pháp kỳ diệu trong việc làm giảm các cơn đau, kể cả đau chân. Trộn hai thìa mù tạt với nước nóng dùng ngâm chân trong khoảng 30 phút đồng hồ, đôi chân của bạn sẽ được nghỉ ngơi thư giãn giảm cảm giác đau mỏi.
Nếu xoa bóp trực tiếp thì bạn nên làm nóng dầu và sau đó xoa đều các dầu trên toàn bộ bàn chân trước khi xoa bóp chân để có hiệu quả nhất. Massage trong ít nhất 10 phút.
Mẹo đi giày cao gót không bị đau chân Mẹo đi giày cao gót không bị đau chân Reviewed by hanghang1234vb@gmail.com on tháng 8 08, 2018 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.